9 tính năng an toàn cần chú ý thật kỹ khi mua xe ô tô
Hệ thống cân bằng điện tử ESC được thiết kế để hỗ trợ lái xe duy trì kiểm soát trong suốt quá trình lái. Hệ thống cân bằng điện
Theo các nhà tư vấn kinh nghiệm về mua bán xe ô tô, trước tiên, khách hàng cần lái thử và cài dây an toàn để chắc chắn về sự an toàn cũng như thoải mái của xe. Kiểm tra tựa đầu, kính chắn gió và trần xe để đảm bảo chúng không cản trở tầm nhìn khi cầm lái. Nếu được, cũng nên lái thử xe vào buổi tối để kiểm tra hệ thống đèn pha và một số chi tiết khác.
Dưới đây là 9 tính năng an toàn cần đặc biệt chú ý khi mua xe ô tô:
Dây đai an toàn
Khi xảy ra va chạm, dây an toàn được thiết kế nhằm giữ lái xe không bị văng ra khỏi xe. Bộ phận này cũng giảm nguy cơ lái xe va chạm với vô lăng, bảng điều khiển hoặc kính chắn gió. Tuy nhiên, dây an toàn đời mới còn được bổ sung các tính năng an toàn sau:
Đai trên có thể điều chỉnh. Việc đai trên của dây an toàn có thể điều chỉnh sẽ cho phép người sử dụng thay đổi vị trí của vai để ngồi lái được dễ chịu nhất. Ngoài ra, tính năng trên còn khuyến khích hành khách thắt dây an toàn bởi sẽ không gây vướng víu và tạo cảm giác thoải mái hơn.
Cơ chế chống căng. Chức năng này của dây an toàn giúp dây không quá căng hay quá trùng ngay lập tức khi xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, người sử dụng vẫn cần điều chỉnh vì cơ chế chống căng không đủ lực để kéo họ trở lại ghế ngồi trong trường hợp có tác động.
Tính năng kiểm soát lực. Tính năng kiểm soát lực cho phép dây an toàn phân chia lực tác động đều lên cơ thể, tránh tập trung quá nhiều lực vào phần ngực của người sử dụng khi xảy ra va chạm. Tính năng kiểm soát lực gồm bộ “hạn chế tải” được xây dựng dựa trên bộ co dây của đai vai, giúp dây an toàn dần dần được kéo dãn.
Dây an toàn kéo qua vai/hông. Một vài nhà sản xuất ô tô trang bị cho xe dây an toàn kéo qua vai/hông – rất hữu ích với trẻ nhỏ khi sử dụng ghế nâng bởi chúng rất hay ngồi ở vị trí giữa ở phía sau.
Túi khí
Phụ thuộc vào tốc độ và độ cứng của vật khi xảy ra va chạm, túi khí đằng trước sẽ phồng lên để ngăn cản lái xe va đập vào bảng điều khiển, vô lăng và kính chắn gió. Ngoài ra, túi khí bên hông sẽ giảm mức độ nguy hiểm khi lái xe va vào cửa hoặc các vật khác khi tai nạn diễn ra.
Mặc dù túi khí cung cấp các tính năng đảm bảo an toàn cho lái xe trong hầu hết các trường hợp, nhưng lái xe vẫn gặp nhiều nguy hiểm khi không thắt dây an toàn. Bởi túi khí trước không được thiết kế để bảo vệ lái xe hoàn toàn khỏi những va đập đằng trước, bên hông và sau. Trên thực tế, khi va chạm, hiệu quả tối đa của túi khí còn phụ thuộc vào dây an toàn. Do vậy, lái xe có thể giảm thiếu những xung chấn nghiêm trọng bằng cách thắt dây an toàn và giữ khoảng cách giữa ngực và túi khí khoảng 10 inch.
Hơn nữa, trẻ em có thể bị tổn thương nghiêm trọng bởi túi khí. Một trong 6 lời khuyên an toàn cho cha mẹ khi có trẻ nhỏ trên xe ô tô là luôn để trẻ nhỏ dưới 12 tuổi ngồi sau. Lái xe cũng không bao giờ cho trẻ nhỏ ngồi trên một chiếc ghế trẻ em rồi đặt ở ghế đằng trước nếu như không tắt hệ thống túi khí đi, tránh trường hợp túi khí nổ vào mặt trẻ.
Trang bị bảo vệ đầu
Trang bị bảo vệ đầu bao gồm lớp xốp foam và các vật liệu hấp thụ xung chấn khác nằm dưới các đường chỉ khâu trong xe, nên hầu như không thể được nhìn thấy bằng mắt thường. Chỉ một vài loại xe có túi khí bảo vệ đầu. Trong khi đó, một số túi khí bảo vệ đầu đều được thiết kế để hạn chế nguy hiểm khi xảy ra va chạm bên hông và lật xe. Tuy nhiên, nhìn chung các loại túi khí đều có tác dụng bảo vệ lái xe khỏi các chấn thương khi đầu va phải trần xe.
Tựa đầu
Tựa đầu trên các ghế ngồi làm hạn chế di chuyển của đầu nếu có va chạm diễn ra nhằm giảm khả năng chấn thương cổ. Ghế tựa đầu với kích thước và chiều dài phù hợp là trang bị bắt buộc ở hàng ghế trước, nhưng không bắt buộc tại ghế sau. Trong khi lái xe phải điều chỉnh tựa đầu thủ công thì đã có vài loại xe ứng dụng tựa đầu tự động với việc thay đổi vị trí ngồi hoặc biến đổi linh hoạt khi có va chạm. Nhìn chung, theo nhận định của các chuyên gia kinh nghiệm về ô tô, tựa đầu linh hoạt giúp bảo vệ lái xe một cách tốt nhất.
Hệ thống chống bó phanh ABS
Hệ thống chống bó phanh ABS giúp bánh xe không bị bó trong suốt quá trình phanh. Điều này cho phép lái xe duy trì cảm giác lái xe tốt hơn và tránh các va chạm không cần thiết. Tuy nhiên, hệ thống phanh ABS không thể đảm bảo chắc chắn không xảy ra tai nạn. Lái xe vẫn có thể mất kiểm soát khi điều khiển xe ở tốc độ cao hoặc khi lái xe trong địa hình phức tạp.
Hầu hết các xe ô tô con đều được trang bị ABS 4 bánh. Ngoài ra, các dòng xe thể thao hoặc xe tải sở hữu hệ thống ABS 4 bánh hoặc 2 bánh tùy loại. ABS 4 bánh kiểm soát và quản lý tất cả các bánh xe trong khi ABS 2 bánh chỉ kiểm soát được hai bánh đằng sau xe.
Một số ABS cũng bao gồm tính năng trợ lực phanh, giúp nhận biết các trường hợp phanh khẩn cấp bằng cách phát hiện tốc độ hoặc lực mà lái xe nhấn bàn đạp phanh và gia tăng sức mạnh khi cần thiết. Dưới điều kiện nhất định, tính năng trợ lực phanh có thể đạt đến lực phanh cần thiết để kích hoạt ABS nhanh hơn và dễ dàng hơn khi so sánh với các loại xe không có tính năng này. Do vậy, có thể tăng độ an toàn cho xe bằng cách giảm độ trễ của phanh do phanh không đủ cứng hoặc lái xe phanh đột ngột.
Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS
Hệ thống kiểm soát lực kéo cải thiện sự ổn định của tốc độ xe bằng cách kiểm soát số vòng bánh xe. Hệ thống tự động điều chỉnh công suất động cơ và gây áp lực phanh lên bánh xe trong quá trình gia tốc. Tuy nhiên, hệ thống kiểm soát lực kéo chủ yếu được tìm thấy trong các xe có hệ thống chống bó cứng phanh bốn bánh.
Hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian AWD
Hệ dẫn động AWD phân bổ lực tới cả bánh trước và sau để phát huy tối đa lực kéo. Nếu không được kết hợp với hệ thống kiểm soát lực kéo, hệ dẫn động AWD không thể ngăn cản bánh xe bị trượt khi lái xe phanh khẩn cấp.
Hệ thống cân bằng điện tử ESC
Hệ thống cân bằng điện tử ESC được thiết kế để hỗ trợ lái xe duy trì kiểm soát trong suốt quá trình lái. Hệ thống cân bằng điện tử phát huy tác dụng khi xe ô tô bắt đầu lật sang bên hoặc lật ngửa. Khi đó, hệ thống giúp làm giảm chấn thương cho người ngồi trên xe trong hầu hết các tình huống khi tai nạn diễn ra. Tuy nhiên, tính năng này không thể giúp cân bằng khi xe đạt tốc độ quá cao.
Trọng lượng
Theo dữ liệu từ các vụ tai nạn, các loại xe ô tô có trọng lượng càng lớn thì càng an toàn hơn, đặc biệt trong các vụ va chạm đối đầu khi cùng sở hữu các thiết bị an toàn như nhau.
Leave a Reply